Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Nguy cơ rước bệnh vào người khi trải thảm trong phòng điều hòa

Nếu chủ quan khi "xài" thảm trải sàn trong phòng điều hòa nhiệt độ, bạn vô tình rước bệnh vào người mà không hề hay biết. Vậy khắc phục tình trạng này như nào?

1. Thảm trải sàn: ổ vi khuẩn gây bệnh.

Phòng làm việc bật dieu hoa daikin quá lạnh là đòn bẩy làm tăng hoạt tính của vi khuẩn bội nhiễm đường hô hấp, siêu vi cảm cúm, nấm mốc gây bệnh ngoài da… Vi khuẩn sinh sôi và được giữ lại trên các sợi thảm, tấn công làm giảm sức đề kháng của bạn.

Thảm trải sàn với chất liệu len, sợi tổng hợp, nhiều màu sắc, kiểu dáng giúp tạo không gian lịch sự cho văn phòng làm việc hoặc vẻ ấm cúng cho gia đình. Tùy từng kích thước và chất liệu, thảm sàn có nhiều mức giá khác nhau, từ bình dân (45- 120 nghìn/m2) đến cực "chát" (1 - 3 triệu/m2)).

dieu-hoa-daikin

Trải thảm không đúng cách sẽ gián tiếp đe dọa sức khỏe con người

Sản phẩm khá tiện lợi ở các khâu bảo quản, vệ sinh và sử dụng. Tuy nhiên, chính vì khá chủ quan khi "xài" thảm trải sàn trong môi trường có điều hòa nhiệt độ, bạn vô tình rước bệnh vào người mà không hề hay biết.

Thảm sàn nhà giống như miếng bọt hút vi khuẩn, nó giữ lại mọi thứ, từ chất bẩn trong đồ ăn, bụi bẩn trong không khí. Khi tắt điều hòa, căn phòng bị chênh nhiệt (4- 7 độ) và nóng lên nhanh chóng, tạo điều kiện cho các chất hữu cơ, thức ăn rơi rớt trên thảm lên men, sinh nấm mốc, rất dễ gây bệnh viêm da, viêm mũi dị ứng.


Thảm sàn nhà giống như miếng bọt hút vi khuẩn

Ngoài ra, chất liệu thảm cũng phóng thích ra các hợp chất hữu cơ thể khí dễ bay hơi - khi gặp sự chênh lệch nhiệt độ thường xuyên do điều hòa tạo ra, sinh ra tác nhân gây đau đầu đối với những người nhạy cảm.

Mùi hôi của thảm sẽ càng khó chịu hơn trong môi trường điều hòa nhiệt độ. Hầu hết các văn phòng lớn, thảm để quanh năm suốt tháng, từ những ngày mưa ẩm sang ngày nắng nóng, vì thế, đây được xem là nơi trú ngụ của nhiều loại bọ chét, bọ ngứa, rệp, mạt bụi... mà mắt thường không nhìn thấy, việc diệt chúng bằng máy hút bụi hầu như không hiệu quả.

2. Làm sao để thoát bệnh?

Tưởng chừng như vô hại, nhưng trải thảm trong phòng điều hòa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Để giữ gìn sức khỏe, bạn cần sử dụng hợp lý cả hai vật dụng này.

Đối với phòng bật điều hòa thường xuyên, không nên để nhiệt độ quá thấp, đồng thời, cần vệ sinh, dọn dẹp thảm định kỳ để nấm mốc, vi khuẩn không phát triển.

Khi tắt điều hòa, bạn nên mở các cửa phòng để không khí được thoáng đãng, xua đi khí độc, bổ sung lượng oxy mất đi trong phòng kín và góp phần tiêu diệt nấm mốc trên thảm.


Cần vệ sinh, dọn dẹp thảm định kỳ

Tấm thảm càng lớn và càng nhiều lông xù thì càng khó loại bỏ các dị ứng nguyên từ chúng. Những chất liệu tự nhiên như cotton, sợi xidan, đay, cỏ biển và sợi gai dầu thường được dệt mỏng hơn nên thành phẩm từ chúng cũng là một lựa chọn thông minh, giảm hiện tượng thức ăn, bụi bẩn bám chắc ở thảm và bốc mùi khó chịu trong môi trường điều hòa không khí.

Thảm dệt được dán lên sàn bằng những chất kết dính có khả năng thải ra hợp chất hữu cơ thể khí bay hơi độc hại. Vì vậy, khi chọn thảm cho phòng thường bật điều hòa, nên chọn loại có chứng nhận an toàn, chất lượng, để bảo vệ sức khỏe.

Nếu thấy thảm có mùi hôi gây đau đầu, bạn nên cân nhắc loại bỏ vật dụng này khỏi nhà, đảm bảo không khí trong phòng trong lành.

Có lẽ bạn sẽ quan tâm đến sản phẩm tu quan ao go bán chạy nhất hiện nay ở Hà Nội.


Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Điều hòa, tủ lạnh chứa khí CFC có thể gây tử vong

Freon là tên gọi một lớp hóa chất có tên gọi là CFC, được sử dụng chủ yếu trong làm lạnh, điều hòa không khí. Chất khí này có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người.

Vì CFC là những chất rất dễ bay hơi và kém hòa tan trong nước nên chủ yếu được tan vào không khí thông qua sự bay hơi trong quá trình sản xuất và sử dụng. Khi đó CFC sẽ phát tán trên bề mặt nước và bay hơi trong vòng vài ngày. CFC còn có thể dễ dàng thấm vào nước ngầm và dần làm biến chất nước ngầm.

Theo Viện Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động (NIOSH) hóa chất nói trên có thể gây tử vong do làm cho nhịp tim bất thường và ngạt thở khi tiếp xúc với chất làm lạnh trong không gian hẹp.
NIOSH cho biết thêm, việc tiếp xúc với mức độ nguy hiểm của chất làm lạnh do lạm dụng hoặc do nghề nghiệp có thể gây tác dụng nghiêm trọng đến tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp và nhịp tim bất thường dẫn đến trụy tuần hoàn.

dieu-hoa-daikin, tu-lanh

Điều hòa, tủ lạnh chứa khí CFC gây nguy hiểm cho sức khỏe

Ngoài ra, NIOSH cũng cho hay, chất làm lạnh còn có thể gây các triệu chứng như sưng cổ họng, khó thở, đau họng nặng, mất thị giác, đốt mắt, mũi, môi và lưỡi, bỏng thực quản, nôn ra máu, đau bụng, nhịp tim bất thường và trụy tuần hoàn, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Được biết, kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra chất CFC gây ra sự suy giảm của tầng ozone, CFC đã bị loại bỏ, nhưng tủ lạnh cũ và các thiết bị khác sử dụng CFC vẫn được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, ít người biết rằng qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc vật lý khác cũng như tiếp xúc với mức độ gây hại của tia cực tím, CFC có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

The đó, khi con người hít khí CFC sẽ gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương. Theo cơ quan nghiên cứu về Khoa học Môi trường, người hít phải khí này sẽ có triệu chứng nhiễm độc tương tự như uống rượu và xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, run và co giật.

Ngoài ra, việc hít phải khí CFC cũng có thể làm xáo trộn nhịp tim dẫn đến tử vong. Khi tiếp xúc với số lượng lớn các chất CFC có thể gây ngạt thở.

Đáng lo ngại, các nghiên cứu chỉ ra rằng, con người còn có thể tiếp xúc với chất CFC thông qua tiêu hóa hoặc tiếp xúc với da và gây kích ứng hoặc viêm da.

Theo cơ quan nghiên cứu về Khoa học Môi trường, tiếp xúc với các chất CFC, chẳng hạn như từ một sự rò rỉ chất làm lạnh có thể gây tê cóng trên da. Nuốt CFC có thể gây ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc khó chịu cho đường tiêu hóa.

Thậm chí, khi tiếp xúc trực tiếp với CFC chất này sẽ gây tác động tiêu cực với hệ thống thần kinh trung ương, làm giảm hệ thống miễn dịch của con người gây ra các triệu chứng như khó thở hoặc tổn thương tim, thận và gan.

Theo các nhà khoa học, 3 CFC gây ảnh hưởng sức khỏe bao gồm trichlorofluoromethane (CFC11), dichlorodifluoromethane (CFC12) và trichlorotrifluoroethane (CFC113). 3 loại CFC này chủ yếu hấp thụ qua đường hô hấp và đến một mức độ thấp hơn thông qua tiêu hóa và da. Hầu như sự hấp thụ chất CFC được thông qua cơ thể trong vòng 24 giờ.

Trong một nghiên cứu về hô hấp cấp tính cho thấy, con người đã tiếp xúc nhiều giờ với nồng độ ngày càng tăng CFC thì sự ảnh hưởng tới sức khỏe cũng tăng lên. Từ những nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học khuyến cáo, khi sử dụng máy dieu hoa daikin , tủ lạnh cần hết sức chú ý nhất là đối với những gia đình có con nhỏ.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

“Không tưởng” với phát minh gây sốc: Điều hòa đeo...cổ tay

Máy điều hòa nhiệt độ mini Wristify là một vòng đeo tay, cung cấp hơi ấm hoặc làm mát cho làn da của người đeo bằng các sóng và nhận nhiệt từ da.

Tùy thuộc vào thân nhiệt hiện tại mà Wristify sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ hoặc ấm áp hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết bị kiểu đeo tay Wristify là làm mát hoặc làm ấm da trên một bộ phận với diện tích nhỏ rồi tác động dần đến thân nhiệt của toàn bộ cơ thể.

Đặt tay dưới vòi nước chảy là một thủ thuật lâu đời để làm mát cơ thể khi thời tiết quá nóng. Nhưng không phải lúc nào mọi người cũng có thể làm được điều này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, một nhóm sinh viên đã nghiên cứu ra một máy điều hòa nhiệt độ mini với kích thước bằn một chiếc vòng để đeo ở cổ tay.


Wristify là tên của máy điều hòa nhiệt độ mini này. Wristify được phát triển bởi Matthew Smith, Sam Shames, Megha Jain và David Cohen-Tanugi từ MIT – những người gần đây đã thiết lập phòng thí nghiệm EMBR. Wristify và đã lọt vào vòng chung kết trong cuộc thi “Make It Wearable” của Intel được tổ chức hàng năm. (Năm ngoái, đội cũng đã giành giải thưởng 10.000 USD trong cuộc thi “Chế tạo và thiết kế vật liệu xây dựng” tại trường đại học Massachusetts).

Wristify sẽ làm mát hoặc làm ấm cơ thể trực tiếp trên bề mặt da của người đeo, qua đó cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, không giống như một chiếc điều hòa thực sự, Wristify chỉ điều chỉnh nhiệt độ của cổ tay, chứ không phải thay đổi độ ẩm trong phòng.


Wristify sẽ làm mát hoặc làm ấm cơ thể trực tiếp trên bề mặt da của người đeo, qua đó cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, không giống như một chiếc điều hòa thực sự, Wristify chỉ điều chỉnh nhiệt độ của cổ tay, chứ không phải thay đổi độ ẩm trong phòng.

Thực chất Wristify là một vòng đeo tay, cung cấp hơi ấm hoặc làm mát cho làn da của người đeo bằng các sóng và nhận nhiệt từ da. Nó có màu xanh dương khi làm mát da và màu cam khi nó sưởi ấm. Wristify được bọc bởi loại vải flanen lạnh xung quanh cổ tay và nó nhanh chóng làm mát cơ thể bởi những điểm xung ở quanh cổ tay. Tại những điểm này, các mạch máu gần hơn với bề mặt da hơn so với các bộ phận cơ thể khác.

Hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể sẽ làm lưu thông máu làm nhiệt từ bên trong cơ thể toát lên bề mặt da qua những giọt mồ hôi, sau đó mồ hôi giúp làm mát da bằng hiện tượng bốc hơi. Nhóm nghiên cứu đã vận dụng nguyên lý này bằng cách đeo Wristify quanh cổ tay, nó giúp hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. Hiện tại, nhóm đang được tài trợ 50.000 USD để đưa ý tưởng siêu việt này thành hiện thực trong thời gian sớm nhất.

===>>> Sản phẩm điều hòa nhiệt độ bán chạy nhất trong tháng 10:  dieu hoa daikin

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Tuyệt chiêu tránh các nguy cơ ung thư khi ngồi trên ô tô

Để tránh nguy cơ ung thư từ chiếc xe hơi yêu quý, bạn hãy mở cửa kính để xe thông thoáng, xua tan những khí độc trước khi bật điều hòa nhiệt độ.

1. Ngồi lái xe lâu bị ung thư da

Nguyên nhân là do tiếp xúc với nắng quá lâu, và những tài xế hay hạ kính cửa xe có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Hầu hết kính cửa xe ô tô có thể ngăn được tia UVB gây ra hiện tượng rám nắng, nhưng không cản được tia UVA. Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Dược The Saint Louis đã nộp báo cáo nghiên cứu của họ với Viện da liễu Mỹ.


Ngồi lái xe lâu dễ bị ung thư da

Nhóm đã nghiên cứu trên 898 bệnh nhân, gồm 559 đàn ông và 339 phụ nữ. Đó là những người bị ung thư da trên toàn bộ cơ thể.

Đối với những người đàn ông, tỉ lệ ung thư tương đương với diện tích vùng da tiếp xúc với tia UV nhiều nhất khi lái xe. Ở Mỹ thì đó là phần bên trái của cơ thể vì ở đây vô lăng điều khiển ô tô đặt bên trái.

Những khối u ung thư đó phát triển theo thời gian và thường là do tiếp xúc với nắng thường xuyên trong thời gian dài, hơn là do thính thoảng mới phơi nắng.

Các chuyên gia khuyên rằng, đối với cửa bên của ô tô, giảm kích thước của các tấm kính hay dùng những loại kính có khả năng lọc tia cực tím sẽ giúp hạn chế nguy cơ ung thư da của lái xe khi tiếp xúc với nắng.

2. Uống nước để lâu trên ô tô

Nước lọc đóng chai nhựa là đồ uống sử dụng tiện lợi, nhưng để nó trong ô tô dễ gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư.

Thông tin trên được đưa ra sau khi một trường hợp tại Mỹ được xác định bị mắc ung thư vú do uống phải nước để quá lâu trên xe. Kết quả kiểm tra đã xác định được có mức độ cao của chất dioxin (C4H4O2) trong mô ung thư vú.



Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú do uống phải nước để quá lâu trên xe

Hiện nay, nhiều người có thói quen tái sử dụng chai nước khoáng dùng một lần nhưng không biết bị ngộ độc. Tiêu chuẩn chất lượng của các chai nước này chỉ được đảm an toàn cho một lần sử dụng. Nếu cần giữ chúng lâu hơn, thì cũng không nhiều hơn một tuần và phải tránh xa nguồn nhiệt là tốt nhất.

Theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ không nên uống nước đóng chai nhựa để lâu trong xe hơi. Nhiệt độ cao trong môi trường đã xúc tác phản ứng của các chất hóa học của nhựa vỏ chai làm giải phóng dioxin hòa tan trong nước.

Để sử dụng nước uống an toàn, phụ nữ nên dùng loại bình đựng nước có vỏ bằng thép không gỉ hoặc chai thủy tinh.

3. Bật điều hòa không đúng cách

Trong cuốn "Hướng dẫn sử dụng xe" luôn cho biết phải mở các cửa sổ để đẩy tất cả không khí nóng ra trước khi bật điều hòa. Tuy nhiên, phần đông hễ cứ ngồi vào xe là khởi động và bật điều hòa. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Nên nhớ đừng bật điều hòa ngay sau khi bạn mới vào xe hơi mà việc đầu tiên khi bước vào xe là mở cửa sổ và sau đó một vài phút mới bật điều hòa lên.



Mở cửa kính trước khi bật điều hòa để tránh tác hại của benzen

Theo nghiên cứu, bảng đặt các đồng hồ đo tốc độ, mức dầu mỡ... ở phía trước xe, chỗ ngồi, ống dẫn khí lạnh, tức là tất cả các đồ làm bằng nhựa trong xe của bạn sẽ phát ra Benzen, một chất gây ung thư mạnh nhất. Không chỉ gây ra ung thư, chất Benzen độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Nó cũng có thể làm sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai.

Được biết, độ Benzen trong nhà "được cho phép" là: 50mg mỗi sq.ft (tương đương 4,65 m2). Tuy nhiên một chiếc xe đậu trong nhà, với các cửa sổ đóng, sẽ chứa 400-800 mg Benzen, gấp 8 lần so với mức cho phép.

Nếu đậu dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 60 độ F, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, gấp 40 lần so với ngưỡng an toàn. Vì thế, người bước vào xe khi các cửa sổ khép kín sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.

Vì vậy, để tránh nguy cơ ung thư từ chiếc xe hơi yêu quý, hãy mở cửa kính để xe thông thoáng, xua tan những khí độc trước khi bật điều hòa. Trung tâm bao tri dieu hoa tốt nhất hiện nay, đến với chúng tôi bạn sẽ không bao giời thất vọng.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Những hiểu lầm “ngớ ngẩn” gây nguy hiểm khi sử dụng điều hòa

Nếu bạn hiểu sai và có thói quen dùng điều hòa không đúng cách sẽ dẫn đến máy thì hỏng, người thì ốm: Đóng chặt cửa khi bật điều hòa, dùng máy phát điện...

1. Đóng chặt cửa khi bật điều hòa

Đóng cửa khi bật điều hòa, ngăn khí nóng bên ngoài tràn vào phòng và khí lạnh bị hao tốn. Tuy nhiên, thói quen này chưa hẳn đã đúng, không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời. Vậy nên, sau khi bật điều hòa khoảng 30 phút, bạn nên hé cửa khoảng 5 phút, để không khí được đối lưu.


Những phòng thường bật điều hòa cần được vệ sinh thường xuyên, tránh hiện tượng bụi bẩn tích tụ, vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, với những ngày thời tiết mát mẻ, bạn nên mở cửa phòng, hạn chế dùng điều hòa, căn phòng được “thở” và thông gió tự nhiên, điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe.

2. Mua điều hòa cũ

Nhiều gia đình chọn giải pháp mua điều hòa cũ để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, nếu không xem xét sản phẩm kỹ lưỡng, số tiền tiết kiệm mua thiết bị sẽ phải đổ vào hóa đơn tiền điện hàng tháng hoặc vào phí sửa chữa điều hòa “giở chứng”. Điều hòa cũ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, tiêu hao rất nhiều điện. Vì thế, bạn nên cân nhắc khi mua thiết bị đã “qua tay”.

3. Lệ thuộc vào công nghệ tiết kiệm điện

Công nghệ inverter hoặc tam diện được các hãng sản xuất quảng cáo về hiệu quả tiết kiệm điện hơn dòng điều hòa truyền thống từ 20%– 30%. Tuy nhiên, bạn không nên lệ thuộc vào điều này, dùng thiết bị “vô tội vạ”. Ngoài công nghệ, việc tiết kiệm điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lắp đặt, vận hành máy và thói quen sử dụng.

4. Tắt điều hòa khi đủ lạnh

Để tiết kiệm điện, bạn có thói quen tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh và bật lại khi nhiệt độ tăng lên. Đây là hiểu lầm cần nhanh chóng loại bỏ, khi bật/tắt liên tục, điều hòa mất thời một khoản năng lượng nhất định để khởi động lại, điều này “ngốn” điện hơn bạn tưởng. Cách hợp lý nhất, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định.


5. Dùng máy phát điện chạy điều hòa

Khi mất điện, nhiều gia đình dùng máy phát để chạy điều hòa, song điều này là cấm kị. Điện áp ra của máy phát không ổn định dễ gây chập, cháy máy nén hoặc bo mạch điều hòa.

Ngoài ra, bạn cần lau rửa giàn tản nhiệt ít nhất mỗi năm một lần, để bảo đảm đường thông gió không bị kẹt hoặc bụi bẩn chặn bít, giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị.

6. Phụ thuộc vào tính năng diệt khuẩn

Tính năng diệt khuẩn được nhiều dòng điều hòa hiện đại trang bị. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của các thiết bị chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ lọc khí, nếu như bạn không thường xuyên vệ sinh điều hòa, phần lọc khí, thì chính điều hòa trở thành “đại bản doanh” của vi khuẩn gây bệnh, quay trở lại tấn công bạn.

7. Lắp đặt điều hòa

Những chủ quan khi lap dat dieu hoa có thể khiến bạn nhanh thủng ví. Khi lắp cục nóng điều hòa, bạn chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc kháng gió với cục nóng điều hòa khác. Đồng thời, không nên lắp cục nóng dưới tán cây, khi lá rụng dễ gây cháy hoặc kẹt cánh quạt tản gió.