Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Lạm dụng điều hòa gây ra những hậu quả khôn lường cho trẻ

Bao tri dieu hoa - Nếu lạm dụng điều hòa nhiệt độ, nó sẽ phản tác dụng và gây ra những hậu quả khôn lường. Kinh nghiệm dùng máy điều hòa cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ, cơ thể thích ứng với nhiệt độ kém, do đó dễ quấy khóc khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, điều hòa nhiệt độ là giải pháp được rất nhiều các bậc cha mẹ lựa chọn, giúp con ăn ngủ dễ dàng hơn, ngoan hơn và ít ốm hơn.


Cách sử dụng điều hòa cho trẻ

- Bật điều hòa không khí trước khi cho trẻ vào phòng ngủ trước khoảng 1 tiếng để làm mát phòng, sau đó giảm nhiệt độ vừa phải và cho con vào ngủ.

- Buổi sáng sớm nên mở cửa sổ để có sự trao đổi khí giữa trong phòng và môi trường bên ngoài.

- Đến trưa khi nắng nóng cao điểm thì bật máy lạnh và để khoảng 30 phút rồi tắt đi cho khí mát lưu thông.

- Đến tối trước khi trẻ đi ngủ 1 tiếng, để ở mức nhiệt vừa phải, chờ con ngủ say rồi tắt điều hòa và bật quạt thoang thoảng tới sáng.

Cách sử dụng điều hòa cho trẻ

Cài đặt nhiệt độ điều hòa hợp lý nhất cho trẻ

- Không nên để nhiệt độ quá thấp, độ chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời khoảng 7 độ là thích hợp, nhiệt độ lý tưởng cho bé nhỏ nhất là 28oC. Việc này tốt cho sức khỏe của bé, tránh hiện tượng sốc nhiệt ở trẻ khi di chuyển từ phòng điều hòa ra các phòng bên ngoài không có máy lạnh.

- Trẻ con thường hiếu động, thích chạy nhảy, do đó cần quán triệt bé không cho bé đi ra đi vào quá nhiều lần giữa 2 mội trường có nền nhiệt độ khác nhau.

- Cần sử dụng thêm máy tạo độ ẩm, quạt phun sương để không khí trong phòng được dễ chịu hơn.

Giữ ấm cơ thể bé

- Khi sử dụng giá máy lạnh Mitsubishi cần cho bé mặc áo dài tay, giữ ấm cổ, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên giúp bé không bị cảm lạnh hay viêm đường hô hấp.

- Nên tắm và lau sạch mồ hôi cho trẻ trước khi cho bé vào phòng điều hòa.

- Nếu bé ngủ, đắp một tấm chăn mỏng lên ngang bụng để giữ ấm vùng bụng và giúp bé ngủ ngon hơn, không bị giật mình.

- Tránh để luồng gió điều hòa không khí thổi thẳng vào mặt, vào người bé.

 Vệ sinh, bảo trì điều hòa

Vệ sinh, bảo trì điều hòa

- Vệ sinh, bao tri dieu hoa thường xuyên sẽ giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…

- Vệ sinh 2 tuần 1 lần đối với tấm lọc không khí và ít nhất 1 năm 1 lần đối với toàn bộ thiết bị, nên vệ sinh bằng nước mát và lau khô trước khi đưa vào sử dụng.

Điện lạnh TaCoo - Trung tam bao tri dieu hoa tốt nhất hiện nay !!!

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Đóng kín phòng khi dùng điều hòa có bị thiếu oxy không?

Bao tri dieu hoa - Khi sử dụng điều hòa đóng kín cửa phòng có bị thiếu oxy gây ra ngạt không? Kể cả khi mất điện cũng không nhất thiết phải mở cửa.

Máy điều hòa nhiệt độ gồm 4 bộ phận chính là máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi và van tiết lưu hay ống mao dẫn. Máy nén lạnh làm nhiệm vụ nén gas lạnh từ áp suất thấp trong dàn bay hơi (dàn lạnh) lên áp suất cao trong dàn ngưng (dàn nóng). Nhiệt độ ở dàn ngưng phụ thuộc vào khả năng làm mát của dàn. Nhiệt độ không khí càng thấp, không khí lưu thông tốt thì nhiệt độ ngưng càng thấp và máy lạnh làm việc càng hiệu quả.

Trong các máy hộ gia đình, máy nén cùng động cơ điện được đặt trong cùng một vỏ sắt và được hàn kín thành một khối đặt phía sau máy gọi là blốc của máy. Nhiệt độ ở dàn ngưng phụ thuộc vào khả năng làm mát của dàn. Nhiệt độ không khí càng thấp, không khí lưu thông tốt thì nhiệt độ ngưng càng thấp và máy lạnh làm việc càng hiệu quả.

bao-tri-dieu-hoa-tai-nha

Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ thường phải đóng kín cửa để tránh tổn thất nhiệt hoặc khí lạnh. Vì thế, mọi người thường nghĩ có thể phòng sẽ thiếu không khí. Tuy nhiên, ngay chính các khe cửa đã góp phần tích cực trao đổi khí tươi với bên ngoài nên hoàn toàn không thể gây nguy cơ thiếu oxy. Vì vậy, không cần thiết phải thường xuyên mở cửa gây mất nhiệt và làm lạnh phòng, nhất là trong mùa lạnh.
 
Ở các tòa nhà sử dụng những loại cửa hiện đại, độ kín khít cao thì cần trang bị hệ thống thông gió để trao đổi khí với bên ngoài. Như vậy, trong trường hợp mất điện cũng không nhất thiết phải dậy mở cửa, trừ khi không khí trong phòng nóng bức thì có thể mở cửa đón gió mát. Đối với các gia đình thường xuyên dùng điều hòa thì những khi không bật máy vẫn nên mở rộng cửa để đón nắng, gió trao đổi khí tươi với bên ngoài, giúp làm cho không khí trong phòng thông thoáng, tránh nguy cơ không khí ô nhiễm.

Trung tâm Điện lạnh TaCoo Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ bao tri dieu hoa , lắp đặt điều hòa tốt nhất tại Hà Nội. Đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn miễn phí và phục vụ nhiệt tình. Điện lạnh TaCoo Việt Nam mãi luôn là số 1 !!!

Nguyên tắc phải nhớ khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa

Chuyên gia: “Trẻ 4 tháng có thể nằm phòng lap dat dieu hoa nhưng mức nhiệt độ phải ở mức 28-29 độ C, tuyệt đối không được thấp hơn mức nhiệt này”.

Dù trong phòng lap dat dieu hoa , trẻ vẫn có thể toát mồ hôi do điều tiết của thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa được tốt. Cho đến nay chưa có thuốc nào để hạn chế toát mồ hôi.

Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không mua thuốc theo truyền tai nhau. Chỉ dùng biện pháp cơ học tức là dùng khăn lau mồ hôi để tránh trẻ bị ngấm nước vào trong.

điều hòa, sai lầm

Mức nhiệt hợp lý cho trẻ nằm điều hòa là 28-29 độ C

Theo bác sĩ Lộc (Nguyên Phó giám đốc BV Nhi TƯ), trẻ em không giống người lớn, việc điều nhiệt của trẻ hoàn toàn khác. Vì trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Vì vậy, khi nhiệt độ ngoài trời hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được.

“Với trẻ sơ sinh, giữ nhiệt độ rất quan trọng, vì dưới da có 2 loại mỡ không no và no. Nếu nhiệt độ hạ thấp thì trẻ sơ sinh bị phù cứng bì. Trong phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 29-30 độ C. Phù cứng bị rất khó chữa, có thể dẫn đến tử vong”, bác sĩ Lộc cho hay.

Về việc dùng phòng lap dat dieu hoa cho trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc khuyên, đối với trẻ sơ sinh, khi dùng điều hòa để mức nhiệt độ 29 độ C trở lên. Khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy nóng và toát mồ hôi, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.

Trẻ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh điều hòa chưa được tốt nên nhiều gia đình dùng 25 - 26 độ C là rất nguy hiểm. “Tuy nhiên, nếu phụ huynh để điều hòa ở mức nhiệt 28-29 độ C, nửa đêm về sáng cũng cần chú ý. Vì lúc đó nhiệt độ ngoài trời dù nóng thế nào cũng có giảm một chút. Cho nên, có thể tắt điều hòa từ 1-2h sáng trở đi và dùng quạt phân gió”, bác sĩ Lộc nói thêm.

Nguyên tắc phải nhớ khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa

Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc khuyến cáo thêm những lưu ý cho các bậc cha mẹ:

- Tuyệt đối không bế thốc trẻ đang nằm trong phòng lap dat dieu hoa ra bên ngoài ở mức nhiệt độ cao hơn dẫn đến bị sốt, cảm cúm.

- Dù để điều hòa nhiệt độ ở mức 28 độ C, phụ huynh vẫn cần mặc cho trẻ quần áo dài, không nên mặc quần áo ngắn tay dẫn đến dễ nhiễm lạnh.

- Để tránh bị khô khi nằm điều hòa, có thể đặt thêm chậu nước bên trong phòng để tạo độ ẩm.

- “Ngoài ra, dùng điều hòa lưu ý không để gió điều hòa chốc thẳng vào người của trẻ”, bác sĩ Lộc lưu ý.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Điều hòa Inverter - Điều hoà không khí ”Công nghệ Xanh”

Sử dụng loại môi chất gì cho hệ thống điều hòa để đảm bảo thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo hiệu suất năng lượng tối ưu nhất là một vấn đề cấp bách.

Công nghệ Inverter đem đến sự khác biệt lớn cho hệ thống điều hòa như có khả năng làm máy điều hòa lạnh nhanh hơn 15% so với công nghệ thông thường.

- Hiện nay, trái đất đang ngày càng nóng lên do hiệu ứng nhà kính. Các khu công nghiệp ngày càng phát triển vì vậy rất nhiều chất thải công nghiệp được thải ra gây ô nhiễm môi trường và làm thủng tầng ô zôn. Trong các chất thải công nghiệp đó có môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa cũng là một tác nhân gây ra ô nhiễm rất lớn. Vì vậy sử dụng loại môi chất gì cho hệ thống điều hòa để có thể đảm bảo thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo hiệu suất năng lượng tối ưu nhất là một vấn đề cấp bách được đặt ra.

- Trên thực tế, các hệ thống điều hòa hiện tại vẫn đang sử dụng 2 loại môi chất là môi chất R22 và R123. Tuy nhiên hai loại môi chất này có khả năng phá hủy tầng ô zôn rất lớn mà theo nghị định Montreal Protocol với 188 nước phê chuẩn quy định sẽ dần dần bị ngừng sử dụng vào năm 2020 cho các thiết bị sản xuất mới và tiến tới ngừng hẳn vào năm 2030 cho các dịch vụ bảo trì bảo dưỡng.


- Công nghệ inverter đem đến sự khác biệt lớn cho hệ thống điều hòa như có khả năng làm máy điều hòa lạnh nhanh hơn 15% so với công nghệ thông thường. Máy điều hòa sử dụng công nghệ invertercó độ ồn thấp hơn và đem lại sự thoải mái lớn hơn cho người sử dụng cũng như cho phép người sử dụng điều khiển theo nhiều cách thức khác nhau như điều khiển riêng lẻ, điều khiển trung tâm hay thậm chí điều khiển qua mạng. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống điều hòa ứng dụng công nghệ inverter chính là siêu tiết kiệm điện.

- Thực tế qua rất nhiều các nghiên cứu cũng như đo đạc đã chứng minh hệ thống lắp đặt điều hòa sử dụng công nghệ Inverter tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn so với hệ thống điều thông thường từ 30 đến 50%.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Chuyện công sở: "Đốt điện điều hòa, rước bệnh cả đời"

Kiểu "đốt" điện chùa của dân công sở chẳng sướng tý nào, nếu sử dụng  lắp đặt điều hòa không đúng cách có thể còn mắc thêm các bệnh về hô hấp và viêm họng.

Điều hòa mối hiểm họa cho trăm bệnh

GS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ cho biết môi trường điều hòa trong văn phòng 16 -20 độ C, sau đó ra ngoài nhiệt độ ngoài trời tăng lên khiến nhiều người bị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng. Nhiệt độ trong môi trường điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài phòng, uống nước lạnh khi người đang nóng bừng bừng…khiến hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang phát triển. Việc điều trị cũng khó hơn bởi môi trường nóng lạnh là thường xuyên. Nếu muốn điều trị dứt điểm chỉ còn cách chuyển công việc, hoặc chỉ ngồi trong một môi trường nóng hoặc lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Dụ - giám đốc một phòng khám tư ở đường Giải Phóng Hà Nội cho biết "môi trường điều hòa cũng là nơi có nhiều bệnh lây lan đặc biệt là bệnh hô hấp. Nếu sử dụng điều hòa không đúng cách có thể còn mắc thêm các bệnh khác về hô hấp.

Những người thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường điều hòa gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, điều hòa còn có thể làm tổn thương não.

Khi người ta đi từ ngoài vào trong phòng điều hòa do lạnh đột ngột dẫn đến hệ thần kinh thực vật của cơ thể khó thích ứng kịp, sẽ xuất hiện triệu chứng “bệnh điều hòa”, với biểu hiện như dễ tức giận, căng thẳng, mất ngủ…

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người kể cả ở nhà cũng như ngoài công sở chỉ nên để điều hòa ở mức 27 đến 28 độ C là phù hợp. Bổ sung các khoáng chất để tránh mất nước, khô da.


Nhân viên không nên để nhiệt độ quá thấp gây bệnh viêm xoang.

Cảnh phòng lạnh, chân gác gầm bàn nếu đem so sánh với người nông dân làm quần quật ngoài đồng, ai bảo dân công sở khổ nào. Nhưng đằng sau sự sung sướng đó, người làm việc công sở cũng đối mặt với nhiều cái khó.

Mặc dù các chuyên gia về điện lạnh khuyến cáo khi sử dụng điều hòa, điều cần lưu ý nhất là chọn nhiệt độ cho máy làm việc, chỉ nên chọn nhiệt độ từ 25°C trở lên. Nhưng hầu như các phòng ốc đều làm việc với nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C.

Chị Vũ Thị Ngọc (An Dương Vương, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết cơ quan chị thường mở máy ở nhiệt độ thấp nhất vì còn phòng cả chuyện nhân viên ra vào thường xuyên nên hơi nóng bên ngoài ùa vào. Để điều hòa nhiệt độ thấp, cửa mở cũng không sợ làm tăng nhiệt độ phòng. Chính vì thế, ai nóng cứ nóng, ai lạnh đã có chăn. "Chuyện cả văn phòng sụt sịt là bình thường. Lúc trước, chuyện này còn lạ chứ giờ ai cũng thế nên chẳng ai để ý" chị Ngọc cho biết.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân đến khám xoang và họng, trong số đó quá một nửa là dân văn phòng ngồi làm việc trong điều kiện lạnh và thay đổi đột ngột nhiệt độ khiến những bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành mạn tính.

Lê Thu Ngân (28 tuổi, nhân viên của Công ty Sao Mai, có trụ sở tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, từ ngày ra trường công việc của Ngân làm kinh doanh nên vừa làm trong văn phòng và chạy ra ngoài gặp khách hàng thường xuyên nên va chạm thời tiết nóng lạnh nhiều khiến Ngân mắc chứng viêm họng hạt. Mặc dù đã kiêng không ăn, uống đồ lạnh nhưng cổ họng của Ngân lúc nào cũng rát, ăn uống gây đau và ho nhiều không khỏi.

Tháng trước, Ngân đến khám tại BV Tai Mũi Họng Trung ương bác sĩ cho biết Ngân mắc chứng viêm họng hạt. Tuy nhiên, sử dụng thuốc được 10 ngày đỡ khoảng 50 % thì môi trường làm việc phòng  lắp đặt điều hòa khiến bệnh viêm họng hạt lại tái phát.

Trường hợp của anh Nguyễn Duy Thắng (Công ty cổ phần trắc địa miền Bắc) cho biết anh luôn phải đeo khẩu trang khi ngồi trong phòng làm việc vì nhiệt độ quá lạnh khiến anh thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi. Điều hòa nhiệt độ ở cơ quan anh luôn được cho chạy hết công suất. Anh có đấu tranh cho nhỏ điều hòa cũng không lại với các chị em phụ nữ họ thích không khí lạnh lạnh và mang theo áo chống nắng và chăn khi ngồi làm việc hơn là chịu nhiệt độ cao lên một chút.

"Nhiều hôm lạnh quá, tôi chạy ra ngoài hành lang thì nóng như lửa đốt. Ngày nào đi làm về đến nhà đầu cũng đau như búa bổ. Mang khẩu trang khi ngồi làm việc nhìn không thẩm mỹ răng cho lắm nhưng thôi đành chịu chứ sợ bệnh viêm xoang tái phát thì khổ lắm.

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Phó Thủ Tướng trực tiếp kiểm tra công trình Nhà Quốc Hội


Chiều 29/8, trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp kiểm tra công trình Nhà Quốc hội, đốc thúc tiến độ thi công tại công trường.

Hạng mục quan trọng nhất của toà nhà – phòng họp trung tâm được đại diện Ban Quản lý dự án báo cáo đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc. Trần, tường, khán đài chính đang ở những phần ốp lát, lắp đặt trang trí sau cùng. Toàn bộ hệ bàn nâng, ghế ngồi làm việc của đại biểu hình vòng cung được lắp đặt đầy đủ. Theo thiết kế, hội trường có 600 chỗ ngồi chính thức. Phòng họp trung tâm  sẽ hoàn thiện trước hạn 15/9.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết, phần việc “căng” nhất là khâu vệ sinh công nghiệp, thời gian dự tính ngốn khoảng 40 ngày. Ban Quản lý dự án đề nghị được ấn định hạn chót cho nội dung này đến 10/10.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu xây dựng phương án tối thiểu những hạng mục phải hoàn thành để kịp phục vụ kỳ họp Quốc hội thứ 8, sẽ bắt đầu từ 20/10. Những phần công việc khác có thể tiếp tục thi công, hoàn thiện trong 1 tháng Quốc hội làm việc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã chốt yêu cầu nhất quyết không lùi tiến độ.
 
Nhà Quốc hội mới “thay da” từng ngày trước giờ cán đích

Các kĩ thuật viên đang lắp đường cáp thông tin vào
từng vị trí trong dãy ghế của đại biểu trong phòng họp trung tâm

Phần mái vòm của phòng họp trung tâm đã gần hoàn thiện việc lắp đặt đèn chiếu sáng, trang trí

Phần mái vòm của phòng họp trung tâm
đã gần hoàn thiện việc lắp đặt đèn chiếu sáng, trang trí

Các bộ ghế ngồi đang chuẩn bị đưa vào lắp ráp

Các bộ ghế ngồi đang chuẩn bị đưa vào lắp ráp

Toàn cảnh phòng họp trung tâm của Nhà Quốc hội

Toàn cảnh phòng họp trung tâm của Nhà Quốc hội

Toàn cảnh phòng họp trung tâm của Nhà Quốc hội

Nhà Quốc Hội gồm 5 tầng nổi và 2 tầng chìm.
 
Toàn cảnh phòng họp trung tâm của Nhà Quốc hội

Phòng họp trung tâm được ốp kính xanh với các hành lang bao quanh.

Phòng họp chính được bao quanh bởi 5 tầng nhà và các dãy hành lang.

Phòng họp chính được bao quanh bởi 5 tầng nhà và các dãy hành lang.

Tầm nhìn từ tầng 5 của Nhà Quốc Hội về phía Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tầm nhìn từ tầng 5 của Nhà Quốc Hội về phía Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Góc nhìn từ hành lang tầng 5

Góc nhìn từ hành lang tầng 5

Phần nóc Nhà Quốc Hội đang được hoàn thiện

Phần nóc Nhà Quốc Hội đang được hoàn thiện

Công nhân hoàn thiện dãy hành lang tầng 1

Công nhân hoàn thiện dãy hành lang tầng 1

Sảnh lớn vào tầng 1 của Nhà Quốc hội

Sảnh lớn vào tầng 1 của Nhà Quốc hội

Phần mái Nhà Quốc hội được thiết kế dạng giếng trời, lắp kính trong để lấy ánh sáng

Phần mái Nhà Quốc hội được thiết kế dạng giếng trời, lắp kính trong để lấy ánh sáng

Đến thời điểm này, hệ thống điện, nước, lắp đặt điều hoà , thang máy đã xong, đang vận hành, chạy thử song song quá trình thi công các hạng mục khác. Mặt ngoài của toà nhà được chốt hạn hoàn thiện vào 20/9. Phó Thủ tướng cũng nhắc, trong thời gian từ đầu đến cuối tháng 10 phải tổ chức 2-3 hội nghị, hội thảo tại Nhà Quốc hội để thử tải toàn bộ hệ thống, đảm bảo việc vận hành suôn sẻ của toà nhà khi Quốc hội  làm việc chính thức.




Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Tiết lộ 9 điều chưa biết về Tổng Giám đốc Apple

Tổng Giám đốc Apple Tim Cook là một ẩn số với nhiều người. Tim Cook người tiết kiệm khi thuê nhà để sống, không lắp đặt điều hòa, mua đồ lót hàng chợ.

Cuốn sách hé mở suy nghĩ của Jobs về việc bổ nhiệm người kế vị cũng như sự cẩn trọng của Cook trong suốt quá trình chuyển giao quyền lực tại một trong những công ty giá trị nhất thế giới. Jobs trong cuốn sách hiện lên như một người muốn Apple ăn nên làm ra khi ông vắng mặt song không được quá thành công.

Mặt khác, Cook lại được khắc họa như một giám đốc mạnh mẽ nhưng không muốn làm lu mờ những gì người đi trước để lại. “Nếu Jobs là ngôi sao, Cook chỉ là người quản lí sân khấu”, Kane viết. Tuy nhiên, mới đây Cook chính thức đưa ra phát ngôn của mình khi tuyên bố cuốn sách “vô nghĩa”, “thất bại trong việc xây dựng hình ảnh của Apple, Steve hay bất kì ai trong công ty”.

Phố Wall không còn đánh giá cao Cook như những ngày đầu. Cổ phiếu Apple có giai đoạn tăng vọt sau khi Cook ngồi lên chiếc ghế cao nhất nhưng dần tụt xuống và quẩn quanh ngưỡng 500 USD. Cả nhà đầu tư và người tiêu dùng dường như muốn chờ đợi xem Apple có thể tiếp tục sáng tạo và ra mắt sản phẩm đột phá nào hay không.

Apple có mấp mé bên bờ vực hay không phụ thuộc phần lớn vào Tổng Giám đốc, người vẫn là một ẩn số với cả nội bộ và người ngoài công ty. Cook thường được giới truyền thông mô tả bằng những từ quen thuộc: bình tĩnh, tỉ mỉ, khắt khe, một cỗ máy không cần ngủ. Dù vậy, nữ tác giả Kane tiết lộ thêm vài điều về cuộc sống và tính cách của Cook trong cuốn sách mới thông qua phỏng vấn đồng nghiệp và những người quen biết nhiều năm.

Tim Cook, Steve Jobs, tổng giám đốc, CEO, Apple, quyền lực, tiêu dùng

Tổng Giám đốc Apple Tim Cook là một ẩn số với nhiều người

Dưới đây là một số điều chưa được biết đến về người đàn ông quyền lực nhất Apple:

1. Công việc đầu tiên của Tim Cook là giao báo khi còn thiếu niên. Ông cũng làm việc bán thời gian cùng mẹ tại một tiệm thuốc.

2. Kinh nghiệm làm việc đầu tiên của ông là khi đang học tại Đại học Auburn. Ông làm việc tại Reynolds Aluminum như một phần trong chương trình đào tạo, dù công ty sau đó sa thải khá nhiều nhân sự, Cook vẫn được giữ lại và giúp Chủ tịch cai quản công ty.

3. Cook muốn là một kĩ sư. Ông học ngành kĩ thuật công nghiệp tại đại học và được một giảng viên đánh giá là sinh viên “B+ hoặc A-”.

4. Cook tỏ ra tham vọng ngay từ những ngày đầu làm việc. Ông phá vỡ truyền thống của các giám đốc khác khi yêu cầu “một góc văn phòng nhỏ” gần phòng làm việc của Steve Jobs.

5. Trong những năm qua, nhiều nhà tuyển dụng tiếp cận Cook và đề nghị về làm Tổng Giám đốc của các hãng công nghệ khác như Dell, Motorola song không bao giờ thành công.

6. Cook gần giống với người tiền nhiệm Steve Jobs trong mối quan hệ với nhân viên. Ông không thích những cuộc thảo luận nhỏ, thay vào đó, ông “tra tấn” nhân viên bằng các câu hỏi lặp lại hoặc ngồi lặng yên trong một khoảng thời gian dài để chờ đợi câu trả lời thỏa mãn.

7. Cook gọi cho mẹ hàng tuần dù có ra nước ngoài công tác. Một điểm thú vị khác là cha mẹ của ông không dùng máy tính.

8. Tim Cook luôn là người liêm khiết, tiết kiệm. Ông sống trong căn hộ cho thuê nhiều năm mà không lắp đặt điều hòa, thậm chí còn mua đồ lót xuất khẩu ở cửa hàng giảm giá. Là một giám đốc, ông được miêu tả là người “có thể mặc cả từng đồng để mang về lợi nhuận”.

9. Cook tránh mọi mối quan hệ cá nhân với nhân viên và tập gym ở trung tâm khác. Tuy nhiên, ông thường ăn trưa với họ tại căng-tin công ty, điều mà Steve Jobs hiếm làm.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Hơn 100.000 chiếc lều được trang bị điều hòa nhiệt độ

Hơn 100.000 chiếc lều được lắp điều hòa nhiệt độ bên trong phục vụ khoảng 3 triệu người hành hương.  Mỗi chiếc lều được tách ra làm nhiều khu nhỏ khác nhau.

Mina là một thành phố nhỏ nằm trong lòng thung lũng ở tỉnh Makkh, phía Tây Ảrập Xêút và cách thánh địa Mecca 8 km về hướng đông. Bên trong thung lũng rộng 20 km2 này, Mina được phủ kín bằng những túp lều một cách gọn gàng, có hàng lối.

Với tên gọi Haj, những túp lều này là chỗ nghỉ ngơi cho người hành hương trong suốt 5 ngày vào mùa lễ Hajj (hành hương đến Mecca) hàng năm. Ngoài thời điểm này, những chiếc lều gần như bị bỏ hoang.

mina-1-9113-1408588532.jpg

Mỗi túp lều đều được trang bị điều hòa nhiệt độ làm mát

Trước đây, người hành hương thường tự chuẩn bị lều và mang đến Mina dựng. Sau khi qua mùa lễ hội, họ cũng phải tháo dỡ đồ đạc và rời đi. Trong những năm 90, nhằm làm giảm gánh nặng mang vác cho người hành hương, chính phủ Ảrập Xêút từng trang bị thêm một số lều bằng vải cotton. Tuy nhiên, một đám cháy lớn vào năm 1997 làm 350 người hành hương tử vong đã khiến chính phủ nước này phải thiết kế một loại lều chung chống lửa bảo đảm an toàn.

Hơn 100.000 chiếc lều được lắp điều hòa nhiệt độ bên trong để phục vụ khoảng 3 triệu người hành hương. Mỗi chiếc lều có chiều dài và cao 8m, chất liệu từ sợi thủy tinh phủ teflon chống lửa.

mina-2-4360-1408588532.jpg

Mina được quy hoạch gọn gàng khi ngắm nhìn từ trên cao

Mỗi chiếc lều được tách ra làm nhiều khu nhỏ, có tường ngăn cách và những lối đi đến các khu vực. Bên trong túp lều còn có bếp, phòng tắm và một số cơ sở vật chất khác. Những “ngôi nhà” độc đáo này đều được đánh mã màu và số theo chuẩn của mỗi quốc gia. Người hành hương được phát phù hiệu phù hợp với màu và số trên các túp lều phòng trường hợp bị lạc.

Trong 2 năm qua, Mina đã thay đổi khá nhiều do được chính phủ quan tâm và đầu tư hàng tỷ riyal (đơn vị tiền tệ của Ảrrập Xêút; mỗi riyal tương đương 5.647 đồng) để phát triển hàng loạt dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng. Một trong những cải thiện đáng kể là việc xây dựng mạng lưới an toàn cháy nổ toàn diện gồm các vòi phun nước có cảm biến nhiệt và liên kết với hệ thống báo động. Việc làm này để tránh lặp lại thảm kịch năm 1997 và giảm thiểu khó khăn cho những người hành hương trong mỗi mùa Hajj.

Những chiếc lều được lắp đặt điều hòa nhiệt độ, bếp ăn, phòng tắm, giúp hàng triệu tín đồ hành hương đến thành phố Mina không còn phải lo nơi ăn, chốn ngủ vào mùa lễ hội Hajj.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Bệnh viện thu cả tiền điều hòa, toilet: “Sao lạ quá trời?"

Đọc bài viết Bệnh viện thu tiền bệnh nhân đi thang máy, hàng trăm độc giả tiếp tục “tố cáo” tình trạng này ở hàng loạt bệnh viện, trên khắp cả nước.

Đua thu phí đi thang máy

Theo phản ánh của độc giả, có thể kể tên các bệnh viện: Bãi Cháy, Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh); bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, bệnh viện Đa khoa Phú Yên, bệnh viện TƯ Huế; bệnh viện 115, Phạm Ngọc Thạch, Viện Mắt, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Đa khoa quận 6 (TP.HCM); bệnh viện Đa khoa Long An... Hầu hết các cơ sở y tế này đã thu phí thang máy từ lâu, cách đây 5 năm đến cả chục năm.

bệnh-viện, thu-phí, phí-thang-máy, nhà-vệ-sinh, tận-thu, điều-hòa, khám-bệnh, bệnh-nhân


Nhà vệ sinh nhiều bệnh viện rất bẩn nhưng 
cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đều phải trả phí

Trước tình trạng này, độc giả Nguyen Minh (Ducminhducbrvt@... vn), phải thốt lên: “Sao lạ quá trời? Theo quy định xây dựng ở các nước thì nhà 6 tầng trở lên thì bắt buột phải có thang máy. Nhà chỉ từ 2 đến 5 tầng thì không yêu cầu bắt buộc. Vì thế, khi xây các công trình công cộng như trường học, bệnh viện không nên (hoặc không được) quá 5 tầng. Nếu có thì cần phục vụ thang máy miễn phí hoặc thu trong dịch vụ chung”.

Độc giả Nguyễn Quang (quangnh2001@... com) cho rằng, rõ ràng các bệnh viện đang tận thu. Anh chất vấn: “Nói để trả tiền điện tiền bảo dưỡng thang máy thì hơi nhầm. Bệnh viện có nhiều nguồn thu và điện, bảo dưỡng thang máy rất nhỏ so với nguồn thu của bệnh viện như tiền trông xe, thuê căng tin.... Một năm tiền điền trả cho thang máy bao nhiêu, tiền bảo trì tháng máy bao nhiêu mà tận thu như thế?”.

Tận thu cả tiền điều hòa, thang máy

Chia sẻ trên mạng xã hội, thành viên Tomna bức xúc: “Lạy các bệnh viện, hay chỉ bệnh viện này thôi? Mỗi bệnh nhân mất 30.000 đồng để ngồi điều hòa trong vòng 5phút? Mà cái món này bây giờ bệnh nhân đông đến độ nào thì ai cũng biết... ”. Để chứng minh cho lời nói của mình, thành viên này đăng bức ảnh chụp hóa đơn thu phí ngày 18/8/2014, trong đó có mục thu tiền khám có trang bị điều hòa 30.000 đồng.

Thành viên Lemac chia sẻ thêm: “Cách đây hơn 1 năm, mình cũng mất 120.000 đồng tiền giường nằm khi vào khoa Khám bệnh của bệnh viện này mà cũng chỉ nằm để bác sĩ hỏi xem có bệnh gì không? Những người phải nằm truyền nước hay nằm lâu thì không sao, còn mình bác sĩ chỉ hỏi han, cho đi làm xét nghiệm thì cũng không nằm giường đó nữa. Mười phút mất 120.000 đồng. Bất cứ ai vào phòng khám này đều phải đóng số tiền trên”.

bệnh-viện, thu-phí, phí-thang-máy, nhà-vệ-sinh, tận-thu, điều-hòa, khám-bệnh, bệnh-nhân


Hóa đơn khám bệnh 30.000 đồng có điều hòa

Trên thực tế, nhiều người cho rằng vụ thu tiền điều hòa khi khám bệnh ở bệnh viện trên là không sai. Nếu đọc kĩ, sẽ thấy tên khoản thu là tiền công khám (có điều hòa), chứ không phải số tiền bệnh nhân phải trả để ngồi điều hòa 5 phút. Bởi, theo quy định của Bộ Y tế, kể từ thời điểm tăng viện phí (tháng 8/2012), để được phép thu giá khám bệnh 30.000 đồng/lần, thì phòng khám đó phải đạt các điều kiện: rộng bao nhiêu mét, có quạt, có bồn rửa tay, có điều hòa, 1 ngày chỉ được khám 30 người, v..v...

Tuy nhiên, không chỉ thu tiền thang máy, điều hòa... mà nhiều bệnh viện còn thu tiền đi vệ sinh của bệnh nhân và người nhà. Từng vào bệnh viện Phụ sản Trung ương nhiều lần khám bệnh, chị Đỗ Thị Hiền, quê Nam Trực, Nam Định cho biết, đi vệ sinh trong viện chị phải đóng 1.000 đồng đi tiểu tiện và 2.000 đồng đi đại tiện. “Nhà vệ sinh chật chội, bẩn thỉu, nồng nặc mùi khai nhưng vì phải đi tiểu tiện mới được siêu âm nên lần nào tôi cũng phải vào chỗ đó. Tôi thấy khoản thu vệ sinh này rất vô lý”, chị Hiền nói.

Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến tại các bệnh viện. Tại bệnh viện Răng hàm mặt TƯ, người nhà, bệnh nhân muốn đi vệ sinh phải đóng tiền. Bệnh viện chỉ có duy nhất một khu nhà vệ sinh dành cho người bệnh, ở sát chân cầu thang, phía bên tay phải khi bước qua cổng vào bệnh viện. Một người phụ nữ ngồi trực thu phí tiểu tiện 2.000 đồng/người/lượt, đại tiện là 3.000 đồng/người/lượt.

Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM cũng thu tiền vệ sinh cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, 1.000 đồng cho 1 lần đi. Lãnh đạo bệnh viện này từng trả lời trên báo chí: “Nhà vệ sinh của bệnh viện nằm sát đường Trần Quốc Thảo nên nhiều người ngoài cũng vào đi mà không giữ vệ sinh chung. Vì thế, số tiền thu được cộng với tiền bệnh viện bỏ ra thêm mới đủ để trả tiền lương cho người gác cửa và túc trực lau chùi”.

Rất nhiều bệnh nhân và người nhà bức xúc vì những khoản thu vô lý trên từ các bệnh viện. Thành viên Nguyen Tien Dung cho hay, vì anh rất ngại mỗi lần phải vào bệnh viện. “Mặc dù nhiều khoản thu không đáng kể nhưng nó khiến mình và mọi người không thoải mái. Tận thu như vậy nhưng dường như, bệnh viện đầu tư lại không đáng kể”, anh này nói. Dịch vụ bao tri dieu hoa tốt nhất hà nội.

Những phát minh làm thay đổi thế giới của các nhà khoa học

Những phát minh được các nhà khoa học tình cờ chế tạo trong phòng thí nghiệm hoặc phát hiện trong cuộc sống thường ngày nhưng lại làm thay đổi cả thế giới.

1. Lò vi sóng

Nhờ một sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm, nhà khoa học người Mỹ Percy Spencer đã chế tạo ra chiếc lò vi sóng đầu tiên. Khi đang đứng trước một nam châm điện được dùng để tạo ra năng lượng cho thiết bị radar, Spencer nhận thấy thỏi sô cô la trong túi áo ông tan chảy.

lo-vi-song-JPG-4216-1382491302.jpg


Sau khi tiếp tục thí nghiệm với hạt ngô và nhiều loại thức ăn khác, ông đã cho ra đời một thiết bị sử dụng sóng điện từ siêu nhỏ để làm nóng thực phẩm vào năm 1945. Hiện nay lò vi sóng có mặt ở những căn bếp khắp nơi trên thế giới.

2. Thuốc nổ

Nhà khoa học Thụy Điển nổi tiếng Alfred Nobel là người phát minh ra thuốc nổ qua nhiều sự tình cờ. Gia đình Nobel chuyên sản xuất và kinh doanh nitroglycerin, một chất nổ dạng lỏng, rất thiếu an toàn. Sau khi một vụ nổ nhà máy vào năm 1864 cướp đi sinh mạng người em trai út trong gia đình Nobel, nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu để cho ra đời vật liệu cháy nổ an toàn hơn.


thuoc-no-JPG-8856-1382491302.jpg


Trong một lần vận chuyển nitroglycerin, ông phát hiện một can chứa chất nổ lỏng bị thủng, nhưng một hỗn hợp đá quặng lẫn trong can nhanh chóng hút hết chất lỏng. Quan sát này khiến Nobel nghĩ ra công thức chất nổ dạng rắn không hạn chế sức mạnh của chất nổ. Năm 1867, Nobel đăng ký phát minh này với tên gọi dynamite, mở đường cuộc cách mạng trong ngành xây dựng và chế tạo mìn.

3. Thuốc gây ảo giác LSD

Thuốc gây ảo giác LSD (Lysergic Acid Diethylamide) được nhà hóa học Thụy Sĩ Albert Hoffman chế tạo thành công từ năm 1938 nhưng phải 5 năm sau ông mới tình cờ phát hiện tác dụng gây ảo giác của chất này. Tại phòng thí nghiệm, ông không may nuốt phải hợp chất do chính mình tạo ra, sau đó rơi vào tình trạng bị kích thích mạnh mà ông miêu tả là nhìn thấy "những ảo ảnh với màu sắc sặc sỡ như nhìn qua kính vạn hoa".


ao-giac-JPG-1534-1382491302.jpg


Vậy là tình cờ, Hoffman tìm ra một trong những chất kích thích thần kinh mạnh nhất ngày nay. Mặc dù mong muốn của Hoffman là đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng LSD trong y học tâm thần, nhưng trên thực tế người ta lại lạm dụng nó vào mục đích giải trí, đặc biệt trong thập niên 60. Bởi vậy, LSD được chính nhà khoa học gọi là "đứa con hư".

4.Viagra

Vào những năm 1980, khi đang nghiên cứu phát triển một loại thuốc điều trị cao huyết áp, nhóm nghiên cứu thuộc công ty dược phẩm Pfizer được các bệnh nhân dùng thử thuốc cho biết thuốc không có hiệu quả cao như mong đợi,  nhưng lại có tác dụng phụ là tăng cương dương.

6-viagra.jpg


Ngay lập tức họ chuyển sang tìm hiểu tác dụng phụ và sau đó tiến hành thử nghiệm một loại thuốc có tác dụng chữa trị rối loạn cương dương. Năm 1998, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ FDA công nhận loại thuốc mang tên Viagra, tên khoa học là sildenafil citrate.

5. Thuốc kháng sinh Penicillin

Năm 1928, nhà vi khuẩn học người Scotland Alexander Fleming lần đầu tiên phát hiện ra penicillin khi trở về phòng thí nghiệm sau kỳ nghỉ phép và nhận thấy một trong các đĩa nuôi cấy vi khuẩn đã bị một loại nấm lạ xâm nhập. Nhà khoa học đi đến kết luận rằng loại nấm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khi thấy vi khuẩn trong đĩa ngừng phát triển ở những nơi bị nấm xâm nhập. Fleming sau đó gặp khó khăn trong việc nhân giống loại nấm đặc biệt và suýt nữa khiến penicillin bị chìm vào quên lãng.


thuoc-JPG_1382491139.jpg


Gần 13 năm sau, ba nhà khoa học Howard Florey, Norman Heatley và Andrew Moyer mới tìm ra được loại nấm thay thế có khả năng sinh sản mạnh hơn, đủ để tạo thành thuốc thử nghiệm. Kể từ đó, thuốc kháng sinh ra đời và được sử dụng rộng rãi khắp nơi.

6. Thuốc gây mê

Những người góp phần phát hiện ra thuốc gây mê đã quan sát nhiều trường hợp người chịu ảnh hưởng của ête và nitơ ôxit (khí gây cười) không cảm nhận được đau đớn, trước khi đưa các chất này vào sử dụng trong y học. Vào thế kỷ 19, người ta hít các khí này như một hình thức giải trí.

10-Morton-Ether-1846.jpg


Năm 1844, trong một lần chứng kiến cảnh một người không đau đớn trong khi chân vẫn chảy máu nhờ hít khí, bác sĩ Horace Wells tiến hành nghiên cứu và sử dụng chất này để gây mê chính mình khi nhổ răng. Các bác sĩ William Morton và Charles Jackson cũng bắt đầu sử dụng chất gây mê trong điều trị nha khoa, ê-te cũng được bác sĩ Crawford Long sử dụng khi  tiến hành tiểu phẫu. Ngày nay, thuốc gây mê được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.

7. Ngũ cốc ăn sáng Kellogg

Ngũ cốc ăn sáng lần đầu tiên được phát minh tại Mỹ do một chút đãng trí của Will Keith Kellogg, một người chuyên làm công việc nghiên cứu thực đơn cho bệnh nhân tại bệnh viện. Khi đang làm bột bánh mì, Kellogg vô tình để quên bột mì đã nấu chín ở ngoài hàng giờ không ủ, đến khi quay lại lăn bột thì bột mì rời ra thành từng miếng mỏng. Những miếng bột sau đó vẫn được nướng lên và cho ra những miếng snack giòn rụm.

2-Kelloggs-Image-7916-1382491302.jpg


Sản phẩm "bất đắc dĩ" được các bệnh nhân vô cùng thích thú khiến Kellogg quyết tâm mở rộng sản xuất để bán ra thị trường và sử dụng bột ngô làm nguyên liệu chính cho loại thực phẩm mà sau này mọi người đều biết đến với tên gọi là Ngũ cốc ăn sáng Kellogg.

8. Đường tổng hợp saccharin

Năm 1879, Constantine Fahlberg thuộc  Đại học Johns Hopkins, Mỹ, phát hiện chất làm ngọt nhân tạo saccharin do không rửa tay sạch sau khi làm thí nghiệm. Khi ăn bánh mì ở nhà, ông thấy bánh có vị ngọt một cách khác thường và phát hiện đó là do chất hóa học dính vào tay khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

duong-JPG-9058-1382491302.jpg


Nhà nghiên cứu sau đó tiến hành thử nghiệm với loại chất mới này và đăng ký giấy phép độc quyền. Hiện nay, saccharin là một trong số các loại đường nhân tạo không calo được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhất là với những bệnh nhân tiểu đường.

9. Miếng khóa dán

Miếng khóa dán thường được dùng cho giày dép, thậm chí có tính ứng dụng cao ở môi trường không trọng lực ngoài vũ trụ, giúp các phi hành gia NASA có thể giữ yên vật thể.

khoa-dan-JPG_1382491068.jpg


Miếng khóa dán ra đời nhờ một cuộc dạo chơi của George de Mestral, một kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông dắt chó đi dạo thì phát hiện những quả ké đầu ngựa bám chặt vào lông chó. Ông nhận thấy trên quả ké có rất nhiều sợi móc câu nhỏ xíu dễ dàng dính vào bề mặt lông mềm của chó cũng như quần áo mặc. Mestral tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện phát minh miếng khóa dán vào năm 1955, sử dụng chất liệu nylon để làm lớp móc và lớp lông.

10. Máy điều hòa nhịp tim

Nhà khoa học Wilson Greatbatch vốn có ý định chế tạo thiết bị giúp điều chỉnh nhịp tim ở những bệnh nhân có tim đập loạn nhịp do không nhận được tín hiệu chính xác từ trung ương thần kinh. Các thiết bị lúc bấy giờ đều khá cồng kềnh, trong khi Greatbatch muốn tạo ra một loại máy nhỏ hơn để có thể cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân.

7-St-Jude-Medical-pacemaker-in-hand.jpg


Năm 1958, khi đang làm một máy dao động để đo nhịp tim động vật tại Đại học Cornell, Mỹ, Wilson lấy nhầm bóng bán dẫn lắp vào máy và nghe được tiếng dao động đều đặn quen thuộc của nhịp tim đập khi bật máy lên. Năm 1960, máy lắp đặt điều hòa nhịp lần đầu tiên được cấy ghép vào cơ thể người.